Để công trình bền vững lâu dài thì nền và móng là yếu tố cực kì quan trọng. Tuy nhiên, mỗi công trình sẽ có phương án tạo nền móng khác nhau. Vậy, đâu mới là giải pháp thi công móng nhà phù hợp dành cho dự án của bạn? Hãy cùng Arteco khám phá thông qua bài viết sau nhé!

Các loại móng nhà phổ biển hiện nay

Dựa theo tải trọng, chiều cao của công trình, tính chất nền mà có rất nhiều lựa chọn móng công trình. Các kĩ sư sẽ quyết định, tính toán và sử dụng loại móng phù hợp và an toàn nhất. Các loại móng phổ biến hiện này gồm:

  • Móng tự nhiên
  • Móng đơn
  • Móng băng
  • Móng bè
  • Móng cọc

Móng nhà tự nhiên

Đây là các loại móng đã có sẵn ở trong tự nhiên, thường tồn tại trên địa điểm nền đất cứng rắn chắc. Bản thân nó đã đủ khả năng chịu lực cho công trình bên trên nên gần như không cần đào bới, gia cố hay triển khai thi công móng nhà. Dù vậy, vì yếu tố an toàn, chỉ nên lựa chọn mẫu móng này đối với nhà tranh, nhà lá, cầu khỉ cầu tre… hoặc công trình đơn sơ, không phải chịu nhiều tải trọng.
mong-nha-tu-nhien
Hình ảnh mặt cắt về móng nhà tự nhiên

Móng nhà đơn

Đây là các loại móng đỡ gồm một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau. Tuy nhiên, đa số là riêng lẻ, nằm trên mặt đất và có hình vuông, chữ nhật, tám cạnh hoặc tròn,… Móng đơn có thể là cứng, có thể mềm hoặc kết hợp tùy theo yêu cầu của công trình.

Về mặt kinh phí, đây được xem là mẫu móng tiết kiệm nên thường được sử dụng để làm cột điện, mố trụ cầu, thi công móng đơn nhà cấp 4, thi công móng đơn nhà 2 tầng và các dự án quy mô nhỏ.

mat-cat-mong-don
Hình ảnh mặt cắt móng đơn

Móng nhà băng

Là loại móng có dạng một dải dài, có thể độc lập hoặc giao nhau (hình chữ thập). Móng băng được ứng dụng để đỡ tường hoặc hàng cột. Móng băng là loại hay dùng nhất, vì nó lún đều hơn và dễ thi công hơn móng đơn.
Các loại móng băng có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp.
mong-bang-duoc-su-dung-pho-bien
Móng băng được sử dụng phổ biến hiện nay

Móng nhà bè

Là một loại móng được ứng dụng chủ yếu ở nơi có nền đất yếu, sức kháng nén yếu hoặc khi thi công móng nhà xưởng. Bởi lẽ, móng bè trải rộng dưới toàn bộ công trình, giúp dàn đều và giảm áp lực lên nền đất.

mat-cat-mong-be
Mặt cắt của móng bè

Móng nhà cọc

Là các loại móng gồm có cọc và đài cọc. Móng cọc dùng để truyền tải trọng của công trình xuống lớp đất tốt đến tận sỏi đá. Cọc tre, cọc cừ tràm cũng thường được sử dụng để gia cố nền đất dưới móng công trình.

Hiện nay, bên cạnh việc ép cọc xuống nền đất, gia chủ và nhà thầu cũng có thể lựa chọn phương pháp khoan nhồi – một biện pháp thi công móng nhà liền kề rất hữu hiệu.

mat-cat-mong-coc
Mặt cắt móng cọc

Quy trình và phương án thi công móng nhà phổ biến nhất

Quy trình thi công móng nhà cơ bản

Dù thi công móng đơn nhà cấp 4, thi công móng nhà phố hay nhà xưởng thì đơn vị phụ trách cũng cần áp dụng quy trình cơ bản dưới đây:

  • Khảo sát và đánh giá trước khi công
  • Lên kế hoạch triển khai (bản vẽ thiết kế, dọn dẹp mặt bằng,…)
  • Thi công móng (đào hố, đóng cọc, đổ bê tông; khoan nhồi;…)
  • Gia công, bảo dưỡng (nếu cần)
  • Theo dõi và hoàn tất quy trình.

Dựa trên quy trình cơ bản này, phương án thi công thực tế sẽ có những điều chỉnh phù hợp nhất. Đây cũng là nội dung được chia sẻ ở phần sau của bài viết. Cùng tìm hiểu nhé!

Phương án thi công móng nông

Móng nông thường được sử dụng cho các nhà có quy mô vừa và nhỏ (thường nhỏ hơn 5 tầng). Loại móng này rất hay được sử dụng vì kinh tế nhất.

  • Móng nông phù hợp với các lớp đất sét (sét pha) ở dạng dẻo cứng đến cứng, có bè dày từ 5 – 7m phân bố phía trên cùng. Chiều sâu chôn móng nông phổ biến từ 0.5 – 3m. Nếu có những loại đất này nằm ngay bên dưới lớp đất tốt và nằm trong phạm vi ảnh hưởng của ứng suất gây lún (thông thường từ 5 – 10m dưới đáy móng) thì hạn chế chiều sâu chôn móng để tận dụng bề dày của lớp đất tốt bên trên.
  • Trong quá trình tính toán thiết kế móng nông, cần lưu ý rằng, kích thước móng phải phù hợp, thường là 0.8 – 1.4m. Nếu tải trọng công trình truyền xuống nhở hơn khả năng chịu tải của đất nền, chúng ta sẽ chuyển sang kiểm tra độ lún của móng, tức là kiểm tra độ biến dạng của móng. Thông thường, các mẫu nhà này có độ lún giới hạn Sgh ≤ 8 cm. Chỉ cần 1 trong 2 chỉ số chịu tải hoặc biến dạng không thỏa mãn thì bạn phải chuyển sang phương án móng cọc.

Phương án thi công móng cọc đóng, cọc ép

Móng cọc ép, cọc đóng (cọc ma sát) được sử dụng khi phương án móng nông không đáp ứng được về mặt kỹ thuật, hoặc chi phí xử lý nền trong móng nông quá tốn kém.

  • Móng cọc thường được sử dụng khi địa tầng khu vực xây dựng chủ yếu gồm các lớp đất yếu, phân bố ở phía trên, đất tốt lại nằm sâu phía dưới, hoặc lớp đất tốt phía dưới có bề dày không đủ lớn, không ổn định, đất yếu phân bổ phía dưới với độ dày lớn hơn.
  • Khu vực đô thị không được sử dụng phương pháp đóng cọc, khu vực chật hẹp cũng không sử dụng phương pháp ép cọc. Phải sử dụng phương pháp neo. Nếu là nhà xây chen thì không thể ép sát vào nhà bên cạnh vì có thể dẫn tới cọc không đạt độ sâu thiết kế do ma sát của các lớp đất phía trên quá lớn, dẫn đền phải khoan mồi…

Phương án thi công móng cọc khoan nhồi

Đối với nhà phố liền kế, việc áp dụng phương pháp thi công đóng cọc, hay ép cọc có thể gây nhiều ảnh hưởng đến các công trình xung quanh. Một giải pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng này là sử dụng cọc khoan nhồi tiết diện nhỏ.

  • Cọc khoan nhồi có sức chịu tải rất lớn. Việc thi công cọc khoan nhồi tạo ra độ chấn dung nhỏ, không đẩy các cọc chắn có xung quanh sang hai bên, không gây ra hiện tường trồi đất. Do đó không gây nứt lún nhà liền kề.
  • Ưu điểm áp đảo của cọc khoan nhồi so với cọc ép là có sức chịu tải cao hơn, có thể đặt vào các lớp đất rất cứng, thậm chí là lớp đá, địa tầng thay đổi phức tạp. Hơn nữa lại khó kiểm soát chất chất lượng. Việc thi công cọc khoan nhồi phải được thi công và giám sát bởi kỹ sư có trình độ chuyên môn cao. Sau đó còn cần đến biện pháp thí nghiệm kiểm tra bằng phương pháp siêu âm để xác định chất lượng của cọc.

Với những đặc điểm kể trên, đây được xem như một trong những biện pháp thi công móng nhà liền kề tối ưu nhất thời điểm hiện tại.

>>> XEM THÊM: Xây dựng nhà làm ảnh hưởng đến nhà liền kề: nguyên nhân và giải pháp phòng chống!

Lưu ý quan trọng khi thi công móng

Việc lựa chọn phương án thi công móng nhà phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện địa chất công trình. Do đó, khảo sát, thăm dò địa chất trước khi thi công là một công đoạn rất quan trọng, giúp cho đơn vị thiết kế đưa ra phương án móng tối ưu nhất, đảm bảo về chất lượng công trình, hạn chế tối đa sự cố có thể xảy ra sau này.

Trong trường hợp thi công móng cọc nhà phố, thi công móng nhà xưởng hoặc các dự án đặc thù, chúng ta cần tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp hạn chế rủi ro hoặc quy định pháp luật (nếu có).

Đồng thời, gia chủ và đơn vị phụ trách thi công cũng cần tìm chọn vật liệu làm móng một cách kỹ lưỡng, không chỉ cần đảm bảo chất lượng, tính phù hợp mà còn là giá thành.

Cuối cùng, nếu thuê dịch vụ thi công móng, chủ đầu tư cần chọn lựa đơn vị uy tín và đáp ứng được yêu cầu riêng của dự án.

>>> XEM THÊM: Top 5 công ty xây nhà trọn gói tại Hà Nội uy tín nhất

Tổng kết

Trên đây là quy trình và phương án thi công móng nhà được sử dụng phổ biến hiện nay. Mong rằng, qua bài viết này, bạn đọc đã lựa chọn được giải pháp tối ưu nhất cho công trình của mình. 
Nếu có câu hỏi cần giải đáp hoặc muốn được tư vấn thêm về các nội dung về xây dựng, nhất là xây nhà trọn gói, hãy liên hệ tới Arteco theo số: 0899 984 988 – 1900277287 (24/7) hoặc qua fanpage: Artéco – Chuyên gia Xây dựng đến từ nước Pháp để được hỗ trợ chi tiết nhé!