Thi công cọc khoan nhồi là một phương án tạo móng tối ưu, đảm bảo an toàn cho công trình cao tầng. Nó khắc phục tốt những hạn chế của móng đơn lẫn móng cọc ép. Vậy, cọc khoan nhồi là gì? Ưu, nhược điểm và quy trình thi công cọc khoan nhồi như thế nào? Tất cả sẽ được chia sẻ qua bài viết dưới đây của Arteco, hãy cùng tham khảo nhé!
Cọc khoan nhồi là gì?
Cọc khoan nhồi là loại cọc bê tông cốt thép được đúc tại công trình, sử dụng nhiều trong thi công nhà cao tầng chịu tải trọng lớn như cao ốc, khách sạn, chung cư.Công nghệ này khoan tạo lỗ trước, sau đó bơm vào lỗ một loại dung dịch tạo màng. Bê tông được đổ liên tục cho đến khi đầy tràn miệng lỗ. Điểm nổi bật là cọc được tạo nên bằng phương pháp khoan hiện đại, giúp người thi công dễ dàng điều chỉnh hạ độ sâu rất lớn và đường kính rộng.
Ưu và nhược điểm khi sử dụng biện pháp thi công cọc khoan nhồi
Ưu điểm
-
Có sức chịu tải lớn, với đường kính lớn và chiều sâu lớn có thể tới hàng nghìn tấn
-
Không gây ra chấn động đối với các công trình và môi trường ở xung quanh khắc phục được nhược điểm này của cọc đóng
-
Có thể mở rộng đường kính và tăng chiều dài cọc đến độ sâu tuỳ ý (đường kính phổ biến hiện nay từ 60 – 250cm, chiều sâu đến 100m). Khi điều kiện địa chất và thiết bị thi công cho phép, có thể mở rộng mũi cọc hoặc mở rộng thân cọc để làm tăng sức chịu tải của cọc
-
Lượng thép bố trí trong cọc thường ít hơn so với các loại cọc lắp ghép (với cọc đài thấp)
Nhược điểm
Những nhược điểm của cọc khoan nhồi là:
-
Việc kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi rất phức tạp, gây ra tốn kém trong thi công
-
Ma sát thành cọc với đất giảm đi đáng kể so với cọc đóng và cọc ép do quá trình khoan tạo lỗ
-
Việc sử lý các khuyết tật của cọc khoan nhồi rất phức tạp (trong một số trường hợp phải bỏ đi để làm cọc mới)
-
Công nghệ thi công đòi hỏi kỹ thuật cao để tránh các hiện tượng phân tầng khi thi công bê tông dưới nước có áp, cọc đi qua các lớp đất yếu có chiều dày lớn
-
Giá thành cao hơn so với các phương án cọc đóng và cọc ép khi xây dựng các công trình thấp tầng (khi công trình dưới 12 tầng giá thành phương án cọc khoan nhồi có thể cao hơn 2 – 2,5 lần so với phương án khác, nhưng khi xây dựng nhà cao tầng hay các cầu lớn, thì phương án cọc khoan nhồi lại hợp lý hơn)
Tiêu chuẩn và quy trình thi công cọc khoan nhồi chuẩn nhất
Tiêu chuẩn thi công cọc khoan nhồi
Sau khi biết được ưu và nhược điểm của cọc khoan nhồi là gì, có lẽ, không ít bạn đọc đang muốn tìm hiểu về tiêu chuẩn thi công của phương án dựng móng này.
Hiện nay, ở Việt Nam, tiêu chuẩn thi công cọc khoan nhồi được quy định cụ thể trong “TIÊU CHUẨN QUỐC GIA – TCVN 9395:2012“, được chuyển từ “TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG – TCXDVN 326:2004” theo quy định tại khoản 1 Điều 69, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a, khoản 1, Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ (quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật).
Theo đó, gia chủ cần nắm được các thông tin cơ bản sau:
- Tiêu chuẩn này được áp dụng cho quá trình thi công và nghiệm thu cọc khoan nhồi bê tông cốt thép với đường kính lớn hơn hoặc bằng 60cm, trừ những công trình có điều kiện địa chất đặc thù, ví dụ như vùng hang các-tơ, mái đá nghiêng.
- Cần đảm bảo biện pháp quan trắc và phương án thi công phù hợp nếu thi công gần các công trình hiện có, đảm bảo tính an toàn và ổn định. Đặc biệt, nhà thầu có quyền được đưa các giải pháp đảm bảo an toàn công trình lân cận vào trong giá chào thầu.
- Cá nhân chịu trách nhiệm thiết kế, xây dựng phương án và tổ chức thi công phải có trình độ chuyên cũng như kinh nghiệm thực tiễn với tối thiểu 01 dự án hoặc công trình tương tự đã hoàn thiện. Cán bộ, công nhân tham gia triển khai cũng phải được huấn luyện và đào tạo chi tiết.
- Nhà thầu phải thiết kế biện pháp thi công cọc khoan nhồi tối ưu với đầy đủ bản vẽ, bản thuyết minh chi tiết và trình bày trực tiếp cho chủ đầu tư phê duyệt trước khi triển khai. Trong quá trình thi công, phải nghiêm túc thực hiện kiểm tra từng công đoạn, chỉ khi đạt yêu cầu mới được tiến hành công đoạn tiếp theo.
Dễ thấy rằng, đối tượng hướng đến chủ yếu của tiêu chuẩn 9395:2012 chính là các đơn vị nhận thầu. Song, gia chủ, nhà đầu tư cũng nên biết các nội dung cơ bản để phần nào đánh giá được mức độ uy tín của đơn vị thi công và chất lượng công trình.
Hiện nay, Arteco cam kết luôn nghiêm túc thực hiện bộ tiêu chuẩn thi công cọc khoan nhồi cũng như các tiêu chuẩn về vật liệu và thi công khác đối với mọi dự án. Vì vậy, nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị thi công uy tín, Arteco là lựa chọn phù hợp!
Quy trình thi công cọc khoan nhồi chuẩn nhất
Chuẩn bị thi công, định vị tim và đài cọc
Định vị là công tác vô cùng quan trọng. Ở đây, chúng ta cần xác định vị trí của các trục, các giao điểm cũng như tim cốt của từng cọc khác nhau trên hồ sơ thiết kế.
- Giác móng: xác định và định vị các trục chi tiết trung gian, đưa các trục ra ngoài phạm vi thi công của móng và đồng thời cố định các mốc bằng cột bê tông chôn sâu dưới đất
- Xác định tim cọc: được đóng bằng các cọc tiêu thép D = 14 và chiều dài cọc là 1,5m vuông góc với nhau
Rung hạ ống vách casing, kiểm tra độ thẳng đứng của ống vách sau khi hạ và tiến hành tạo lỗ
- Tác dụng của ống vách: định vị, dẫn hướng cho máy khoan đi, giữ độ ổn định cho bề mặt của hố khoan, chống sập trên hố, bảo vệ để đất đá hay thiết bị rơi xuống hố khoan, làm sàn để đỡ tạm và để thao tác buộc nối, lắp dựng cốt thép
- Quá trình hạ ống vách: trước tiên là chuẩn bị máy rung, tiếp đến là lắp máy rung vào ống vách, tiếp là rung hạ ống vách với sai số của tâm móng lớn hơn 30mm. Và cuối cùng sau khi hạ ống vách dùng thước nivo áp vào thành trong ống vách để kiểm tra độ thẳng đứng
- Khoan tạo lỗ: để mũi khoan chạm tới đáy hố thì máy mới bắt đầu quay, ban đầu tốc độ chậm và sau đó nhanh dần, trong khi khoan cần khoan có thể nâng lên hạ xuống 1 đến 2 lần để giảm đi sự ma sát thành cũng như lấy đất đầy vào gầu, đặc biệt nên dùng tốc độ thấp khi khoan để tăng mô men quay
Nạo vét đáy hố khoan
- Khi kiểm tra độ sâu của hố khoan thì bạn cần xác định chiều sâu của lớp mùn khoan cần nạo vét, vì lớp mùn có khả năng ảnh hưởng đến khả năng làm việc có hiệu quả hay không của cọc
- Độ sâu của hố khoan khi đạt đến độ sâu thiết kế thì những công việc tiếp theo của quá trình thi công cọc nhồi được phép tiếp tục. Khi nạo vét có thể dùng gầu hình trụ
Gia công, lắp đặt cốt thép, ống đổ bê tông và thổi rửa đáy hố
Đây là khâu đặc biệt quan trọng trước khi đổ bê tông cọc khoan nhồi, do đó, đơn vị phụ trách cần thực hiện tỉ mỉ. Các công việc chính gồm:
- Sau khi làm sạch hố khoan lồng thép sẽ được hạ xuống. Tiến hành gia công và lắp đặt thép đúng theo bản thiết kế và đảm bảo các yếu tố kỹ thuật
- Dùng cầu thả ống thổi rửa hố khoan, thời gian thực hiện khoảng 20-30 phút. Nếu sau khoảng thời gian này, dung dịch ở đáy hố đạt yêu cầu thì có thể dừng lại. Nếu chưa đạt tiêu chuẩn thì tiếp tục rửa.
Kiểm tra đáy hố và tiến hành đổ bê tông, lấp đầu cọc và rút ống vách
- Lỗ khoan sau khi vét phải được ít nhất 3 giờ thì tiến hành đổ bê tông. Trường hợp nếu quá trình quá dài thì phải lấy mẫu dung dịch ở đáy hố, nếu dung dịch không tốt thì phải lưu chuyển dung dịch đến khi đạt yêu cầu.
- Mẻ bê tông đầu tiên cần sử dụng nút bằng bao tải chứa vữa xi măng nhão, đảm bảo cho bê tông không bị tiếp xúc trực tiếp với nước hay dung dịch khoan và nhớ loại trừ khoảng chân không khi tiến hành đổ bê tông.
- Lấp đầu cọc bằng đá 1×2 và đá 4×6 và lấp bằng mặt đất tự nhiên có sẵn ở công trình
- Sử dụng máy rung để đằm xuống và rút ống một cách từ từ
Theo dõi, đánh giá và kiểm tra lại chất lượng cọc
Vai trò của hoạt động theo dõi, đánh giá và kiểm tra lại thi công cọc khoan nhồi là gì? Đó là cho phép phát hiện sớm các thiếu sót có thể gặp phải, giúp hạn chế tối đa những rủi ro và sự cố tiềm ẩn về sau đối với công trình. Do đó, đây là khâu đặc biệt cần thiết!
Một số lưu ý khác khi thi công cọc khoan nhồi
Dưới đây là những lưu ý không kém phần quan trọng đối với việc thi công móng cọc khoan nhồi:
- Chọn đơn vị thầu chất lượng, uy tín.
- Nếu không sử dụng các dịch vụ xây dựng trọn gói hoặc thuê thi công, gia chủ, nhà đầu tư cần tìm kiếm nguồn cung vật liệu, thiết bị hỗ trợ phù hợp, vừa đảm bảo chất lượng, vừa tối ưu chi phí.
- Đối với dự án liền kề, luôn phải áp dụng các biện pháp phòng tránh, hạn chế ảnh hưởng tới công trình lân cận.
- …
>>> XEM THÊM: Xây dựng nhà làm ảnh hưởng đến nhà liền kề: nguyên nhân và giải pháp phòng chống!
Tổng kết
Trên đây là bài viết “Cọc khoan nhồi là gì? Tiêu chuẩn và quy trình thi công chuẩn nhất“. Mong rằng, những chia sẻ của Arteco đã mang đến nhiều thông tin hữu ích dành cho bạn đọc, giúp quá trình thi công móng được thuận lợi và thành công nhất!
Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm, hãy liên hệ cho Arteco để được hỗ trợ chi tiết nhé.
Số điện thoại (24/7): 0899 984 988 – 1900277287.
Fanpage Facebook: Artéco – Chuyên gia Xây dựng đến từ nước Pháp