Thị trường bất động sản ngày càng phát triển, thu hút nhiều người có nhu cầu xây dựng nhà ở, căn hộ để ở hoặc kinh doanh. Tuy nhiên, để xây dựng một công trình, việc xin giấy phép xây dựng nhà ở là bước quan trọng không thể bỏ qua. Vậy việc xin giấy phép xây dựng ở đâu và cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Arteco để có thông tin chi tiết nhất!

Tầm quan trọng của việc xin giấy phép xây dựng nhà ở

Giấy phép xây dựng nhà ở là một văn bản quan trọng do cơ quan nhà nước cấp, xác nhận việc cho phép cá nhân hoặc tổ chức thực hiện các hoạt động xây dựng, sửa chữa, di dời nhà ở, hoặc các công trình khác. Điều này giúp đảm bảo rằng các công trình được thực hiện tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn quy định trong phạm vi nội dung được cấp phép.

Giấy phép xây dựng nhà ở có hạn là bao lâu?

Thời hạn của giấy phép xây dựng là một yếu tố quan trọng trong quá trình thực hiện dự án xây dựng. Theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014, giấy phép xây dựng có thời hạn là 12 tháng kể từ khi được cấp và có hiệu lực.

Trong trường hợp giấy phép xây dựng hết hiệu lực mà công trình chưa được khởi công xây dựng, chủ đầu tư có thể yêu cầu gia hạn theo quy định tại Điều 99 của Luật Xây dựng 2014. Để thực hiện việc gia hạn, bạn cần hồ sơ xin gia hạn bao gồm các giấy tờ như bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp và đơn đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng.

giay-phep-xay-dung-nha-o-co-han-la-bao-lau
Giấy phép xây dựng nhà ở có hạn là bao lâu?

Mỗi giấy phép xây dựng nhà ở chỉ được gia hạn tối đa 2 lần. Nếu hết thời hạn gia hạn mà công trình vẫn chưa được khởi công xây dựng, chủ đầu tư phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới theo quy định của pháp luật.

Đối với công trình nhà ở riêng lẻ, thời hạn của giấy phép xây dựng sẽ được ghi cụ thể trong giấy phép. Tuy nhiên, nếu công trình chưa được thực hiện, chủ đầu tư hoặc người sử dụng công trình này có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét gia hạn cho đến khi quy hoạch được triển khai thực hiện. Thời hạn gia hạn sẽ được ghi rõ trong giấy phép xây dựng đã được cấp trước đó.

>>> XEM THÊM: Chiêm ngưỡng 8+ mẫu nhà phố 7 tầng hiện đại, độc đáo cho 2024

Trường hợp nào được miễn giấy phép xây dựng nhà ở?

Theo quy định tại Khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, có các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng như sau:

  • Các loại nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng và thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới hoặc các dự án đầu tư xây dựng nhà ở đã có quy hoạch xây dựng chi tiết 1/500 được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên, việc này phải được thông báo trước thời điểm khởi công.
  • Nhà ở riêng lẻ tại khu vực nông thôn có quy mô dưới 07 tầng, không nằm trong khu vực có các loại quy hoạch xây dựng khu chức năng, quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  • Nhà ở riêng lẻ tại các khu vực miền núi, hải đảo không có quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch xây dựng khu chức năng.

Xin giấy cấp phép xây dựng nhà ở ở đâu?

Đầu tiên, để có được giấy phép xây dựng nhà ở, bạn cần hiểu rõ về thẩm quyền cấp phép và địa điểm nộp hồ sơ đề nghị. Dưới đây là những thông tin cụ thể bạn cần biết khi xin cấp giấy phép:

Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng nhà ở

Theo khoản 37 Điều 1 của Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020, các cơ quan có thẩm quyền và loại công trình được cấp giấy phép xây dựng như:

  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Cấp giấy phép cho các công trình thuộc các đối tượng có yêu cầu phải cấp giấy phép xây dựng trên địa phận tỉnh.
  • Sở Xây dựng, Ban quản lý của các khu công nghiệp, khu chế xuất và công nghệ cao: Được phân cấp hoặc ủy quyền từ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để cấp giấy phép.
  • Ủy ban nhân dân cấp huyện: Tiến hành cấp giấy phép xây dựng cho các công trình thuộc phạm vi quản lý của họ.
  • Ủy ban nhân dân cấp huyện (quận, thị xã và thành phố trực thuộc trung ương): Có thẩm quyền cấp giấy phép cho các công trình nhà ở cấp III, IV trên địa bàn mình quản lý.

Do đó, khi xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở, chủ đầu tư cần ghi rõ thông tin về Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi dự định xây dựng trong đơn xin đề nghị cấp giấy phép.

xin-giay-cap-phep-xay-dung-nha-o-o-dau
Xin giấy cấp phép xây dựng nhà ở ở đâu?

Nơi nộp hồ sơ xin đề nghị cấp giấy phép xây dựng nhà ở

Như đã đề cập, việc xin giấy phép xây dựng được thực hiện thông qua Ủy ban nhân dân các cấp tỉnh, huyện hoặc các cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền có thẩm quyền cấp giấy phép. Tùy thuộc vào loại công trình, địa điểm nộp đơn sẽ khác nhau:

  • Đối với đơn xin giấy phép xây dựng nhà ở cá nhân, người dân có thể nộp tại Bộ phận Một cửa cấp huyện hoặc Trung tâm hành chính công.
  • Đối với các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, người dân cần nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công của thành phố trực thuộc trung ương. Hoặc có thể nộp tại Bộ phận Một cửa liên thông để hồ sơ được chuyển tiếp lên cơ quan có thẩm quyền.

Các điều kiện cần để cấp giấy phép xây dựng

Để được cấp giấy phép xây dựng nhà ở, công trình cần đáp ứng một số điều kiện quan trọng sau:

  • Phù hợp với quy hoạch xây dựng chi tiết và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cấp giấy phép.
  • Tuân thủ các quy định về chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường bộ, hành lang bảo vệ các công trình giao thông và thủy lợi, các di tích – di sản – lịch sử văn hóa, và các yêu cầu an toàn với công trình xây dựng xung quanh.
  • Đối với các công trình như kho chứa chất độc hại, công trình vệ sinh công cộng, có nguy cơ ô nhiễm ảnh hưởng đến môi trường, cần đảm bảo về vị trí khoảng cách an toàn.
  • Đảm bảo về mật độ xây dựng, không ảnh hưởng đến cảnh quan và các công trình xung quanh, hệ thống cấp thoát nước, vệ sinh, phòng cháy chữa cháy, môi trường, ánh sáng, và các yếu tố khác.
  • Các công trình lớn như các khu đô thị, các tòa chung cư cần xây dựng khu vực tầng hầm để đảm bảo nhu cầu sử dụng và an toàn cho cư dân.
cac-dieu-kien-can-de-cap-giay-phep-xay-dung
Các điều kiện cần để cấp giấy phép xây dựng

Tuân thủ các điều kiện trên là cần thiết để đảm bảo rằng công trình xây dựng được thực hiện một cách hợp pháp, an toàn và bền vững.

>>> XEM THÊM: Tham khảo ngay 8 mẫu nhà ở kết hợp quán cafe sân vườn đơn giản, tiện nghi

Xin giấy phép xây dựng cần có những loại giấy tờ gì?

Xin giấy phép xây dựng nhà riêng lẻ

Đối với việc xin cấp giấy phép nhà ở riêng lẻ, thủ tục xin giấy phép xây dựng cần nộp bao gồm 2 bộ mẫu giấy phép xây dựng nhà ở  và các thành phần sau:

  • Đơn xin đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu mẫu giấy phép xây dựng nhà ở 01.
  • Một trong các loại giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất như sổ đỏ, sổ hồng, hoặc các loại giấy tờ khác theo Điều 3 của Nghị định 53/2017/NĐ-CP.
  • Hai bản vẽ thiết kế xây dựng kèm Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy. Đồng thời, người nộp cần kèm theo bản vẽ thẩm duyệt trong trường hợp yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy.
  • Bản báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế trong trường hợp pháp luật yêu cầu, bao gồm:
  • Bản vẽ về mặt bằng công trình xây dựng trên lô đất kèm sơ đồ vị trí.
  • Bản vẽ mặt bằng về các tầng, mặt đứng và mặt cắt chính của công trình xây dựng.
  • Bản vẽ mặt bằng móng và mặt cắt móng kèm sơ đồ đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài như cấp nước, cấp điện.
  • Cam kết bảo đảm an toàn cho các công trình liền kề (đối với công trình xây dựng liền kề).

Đối với các hộ gia đình hoặc cá nhân tự lập thiết kế, họ có thể tham khảo bản vẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố.

Mức lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở sẽ dao động từ 75.000 đồng/giấy phép tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra, mức lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở sẽ dao động từ 50.000 đồng/giấy phép tại các tỉnh lẻ tùy khu vực.

xin-giay-phep-xay-dung-can-co-nhung-loai-giay-to-gi
Xin giấy phép xây dựng cần có những loại giấy tờ gì?

Xin giấy phép sửa chữa, cải tạo lại công trình

Theo quy định tại Điều 47 của Nghị định 15/2021/NĐ-CP, bạn cần chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp giấy phép để sửa chữa và cải tạo công trình cần bao gồm các giấy tờ cụ thể sau:

  • Đơn xin đề nghị cấp giấy phép để sửa chữa và cải tạo công trình, nhà ở theo Mẫu giấy phép xây dựng nhà ở 01.
  • Một trong những giấy tờ để chứng minh quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở theo quy định của pháp luật.
  • Bản vẽ hiện trạng các bộ phận công trình dự kiến sửa chữa đã được phê duyệt theo quy định, cùng với ảnh chụp kích thước 10×15 cm. Các bản vẽ này phải có tỷ lệ tương ứng với bản vẽ hồ sơ đề nghị cấp phép cải tạo.
  • Hiện trạng của công trình xây dựng và các công trình lân cận trước khi tiến hành sửa chữa, cải tạo.
  • Hồ sơ thiết kế sửa chữa tương ứng với từng loại công trình theo quy định của Điều 43 hoặc 46 của Nghị định 15/2021/NĐ-CP. Đối với sửa chữa, cải tạo các công trình biệt thự, nhà ở độc lập, hồ sơ thiết kế cần bổ sung thêm bản vẽ thuộc hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng nhà ở mới.

Arteco, với kinh nghiệm thiết kế và thi công hàng trăm công trình biệt thự, nhà phố cao tầng, đã và đang đồng hành cùng các chủ đầu tư, giúp họ không phải lo lắng về thủ tục hành chính, chất lượng hay tiến độ công trình. Ngoài ra, đơn vị sẽ phụ trách thủ tục xin giấy phép theo đúng quy định và đảm bảo tối ưu toàn dự án. 

Toàn bộ quy trình thiết kế và thi công được Arteco thể hiện rõ ràng từ đầu, giúp chủ đầu tư dễ dàng đưa ra những quyết định tốt nhất, phù hợp với nguồn tài chính. Arteco cam kết minh bạch trong mọi công việc và tuân thủ đúng hợp đồng để chủ đầu tư hoàn toàn yên tâm và tập trung vào công việc của mình.

Mỗi công trình của Arteco đều được giám sát chặt chẽ bởi 5 lớp: giám sát thi công 24/7, trưởng phòng thi công, cố vấn chuyên môn có kinh nghiệm lâu năm, phòng quản lý chất lượng, và kiến trúc sư, đảm bảo chất lượng từng giai đoạn.

Arteco cung cấp dịch vụ xây dựng nhà trọn gói với mức giá phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là yêu cầu thiết kế và quy mô công trình của khách hàng.

Để nhận báo giá chi tiết nhất cho dự án của bạn, hãy liên hệ trực tiếp với Arteco qua số hotline: 0899 984 988 – 1900277287 (24/7) hoặc qua fanpage Facebook của Artéco để được hỗ trợ tận tình và chuyên nghiệp. Arteco cam kết bảng giá đưa ra tương xứng với chất lượng và giá trị mà khách hàng nhận được.

quy-trinh-thiet-ke-va-thi-cong-nha-o-tai-arteco
Quy trình thiết kế và thi công nhà ở tại Arteco

Tổng kết

Trên đây, Arteco đã chia sẻ thông tin về việc xin giấy phép xây dựng ở đâu cũng như những điều cần chuẩn bị. Hy vọng bài viết sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình xin giấy phép xây dựng nhà ở hoặc công trình một cách dễ dàng hơn.

Nếu bạn muốn được tư vấn về thiết kế và thi công nhà đẹp, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua các kênh sau: