Hệ thống chữa cháy trong nhà là trang thiết bị không thể thiếu và có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho các tòa nhà và công trình. Những sản phẩm này giúp chúng ta tự tin và chủ động ứng phó khi có các tình huống cháy nổ xảy ra, từ đó giảm thiểu tổn thất về người và tài sản. Vậy hệ thống phòng cháy chữa cháy gồm những gì? Hãy cùng Arteco tìm hiểu về các thiết bị cơ bản của hệ thống phòng cháy chữa cháy qua nội dung bài viết dưới đây.

Lợi ích của việc lắp đặt hệ thống phòng chữa cháy

Trong các tòa nhà cao tầng, hệ thống PCCC đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho cư dân. Điều này thực sự càng trở nên cần thiết khi trong thời gian gần đây, rất nhiều vụ việc đáng tiếc đã xảy ra. Và hãy cùng tìm hiểu chi tiết về những lợi ích của hệ thống quan trọng này nhé!

Phát hiện và báo cháy khi có hỏa hoạn xảy ra

Việc dự đoán hỏa hoạn là rất khó, đám cháy có thể xảy ra bất cứ lúc nào và không kể thời gian nào. Do đó, hầu hết các tòa nhà khi đưa vào hoạt động đều cần lắp đặt hệ thống chữa cháy. Hệ thống phòng cháy chữa cháy không chỉ giúp phát hiện mà còn cảnh báo nguy hiểm cho cư dân trong tòa nhà.

Khi có sự thay đổi các chất trong không khí do khói, hệ thống báo cháy của tòa nhà sẽ phát ra cảnh báo. Điều này giúp cư dân nhận biết nguy cơ và chuẩn bị sẵn sàng sơ tán, từ đó bảo vệ tính mạng và tài sản một cách kịp thời.

loi-ich-cua-viec-lap-dat-he-thong-phong-chua-chay
Lợi ích của việc lắp đặt hệ thống phòng chữa cháy

Khả năng kiểm soát hỏa hoạn trong nhà cao

Hệ thống chữa cháy trong nhà gần như  ngay lập tức sẽ triển khai các biện pháp cần thiết và nhanh chóng khi nhận được cảnh báo về cháy. Hệ thống sẽ đưa ra phương thức xử lý đám cháy được lập trình sẵn, trong đó thường sử dụng nước để giảm khả năng lan rộng cũng như thiệt hại từ vụ hỏa hoạn.

Đồng thời, máy bơm phòng cháy chữa cháy sẽ cung cấp nước liên tục cho hệ thống phun nước sau khi kích hoạt van báo động. Qua đó, đám cháy sẽ được dập tắt ngay lập tức để bảo vệ tính mạng và tài sản của cư dân.

>>> XEM THÊM: Giám sát thi công xây dựng và những lưu ý quan trọng

Hệ thống phòng cháy chữa cháy gồm những gì?

Hệ thống phòng cháy chữa cháy không chỉ đảm bảo an toàn cho tính mạng và tài sản khi xảy ra hỏa hoạn mà còn được điều chỉnh phù hợp với từng công trình cụ thể mà khách hàng đang xây dựng. Ngoài công năng có sẵn, để phát huy tối đa giá trị của mình cũng như đảm bảo sự phù hợp với tổng thể công trình. Hệ thống PCCC cũng cần được lựa chọn, thiết kế thật khéo léo,… Hệ thống PCCC bao gồm các thành phần chính như sau:

  • Hệ thống báo cháy: Bao gồm các thiết bị như chuông cảnh báo, đèn cảnh báo…
  • Hệ thống chữa cháy: Bao gồm các thiết bị như bình chữa cháy, bình cứu hỏa, hệ thống chữa cháy bằng khí, hệ thống chữa cháy bằng nước,…
  • Hệ thống máy bơm chữa cháy.

Ngoài ra, các hệ thống chữa cháy bằng nước hay bằng khí này có thể được phân chia thành nhiều dạng và sử dụng các thiết bị từ nhiều nhà sản xuất khác nhau, tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của từng dự án.

he-thong-phong-chay-chua-chay-gom-nhung-gi
Hệ thống phòng cháy chữa cháy gồm những gì?

Các loại hệ thống chữa cháy thường sử dụng hiện nay

Dưới đây là một số hệ thống chữa cháy phổ biến thường được sử dụng cho các công trình như chung cư, toà nhà thương mại, với hiệu quả cao:

  • Hệ thống chữa cháy Sprinkler: Hệ thống chữa cháy vách tường này sử dụng đầu phun Sprinkler được kích hoạt tự động khi nhiệt độ xung quanh đạt đến ngưỡng quy định, phun nước để dập tắt đám cháy và báo về tủ điều khiển trung tâm. Phù hợp cho các tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại, nhà xưởng…
  • Hệ thống chữa cháy hóa chất khô: Hệ thống này sử dụng chất chữa cháy khô được phun vào những nơi khó tiếp cận, phù hợp cho phòng thiết bị, máy móc, kho chứa hàng…
  • Hệ thống chữa cháy bằng khí CO2: Sử dụng khí CO2 để dập tắt đám cháy, phù hợp cho các phòng thiết bị, máy móc. Tuy nhiên, cần lưu ý về an toàn cho người khi sử dụng.
  • Hệ thống chữa cháy bọt: Hệ thống này sử dụng bọt foam phun ra để bao phủ vật cháy, ngăn nó tiếp xúc với không khí và dập tắt đám cháy. Phù hợp cho nhà kho, các phòng chứa hàng.
cac-loai-he-thong-chua-chay-thuong-su-dung-hien-nay
Các loại hệ thống chữa cháy thường sử dụng hiện nay

>>> XEM THÊM:  [Cập nhật] Báo giá xây dựng phần thô chi tiết, mới nhất năm 2024

Chi phí khi thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy hiện nay

chi-phi-khi-thiet-ke-he-thong-phong-chay-chua-chay-hiện nay
Chi phí khi thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy hiện nay

Vây chi phí khi thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy gồm những gì?  Khi thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy, chủ đầu tư cần tham khảo các khoản chi phí sau:

  • Chi phí tư vấn thiết kế: Bao gồm chi phí của các chuyên gia thiết kế PCCC, kỹ sư cấu trúc và các chuyên gia liên quan khác. Đây là phần chi phí quan trọng để đảm bảo rằng hệ thống PCCC được thiết kế phù hợp với công trình và đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn.
  • Chi phí vật liệu và thiết bị: Bao gồm chi phí mua sắm các vật liệu và thiết bị cần thiết cho việc lắp đặt hệ thống PCCC như ống nước, đầu phun, van điều khiển, bình chữa cháy, hệ thống báo cháy, và các thiết bị khác.
  • Chi phí lao động: Bao gồm chi phí của lao động tham gia vào quá trình lắp đặt và kiểm tra hệ thống PCCC.
  • Chi phí thẩm định và kiểm tra: Bao gồm các chi phí liên quan đến việc thẩm định và kiểm tra hệ thống PCCC sau khi hoàn thành để đảm bảo tính hoạt động và an toàn.
  • Chi phí bảo dưỡng và bảo trì: Bao gồm các chi phí liên quan đến việc bảo dưỡng và bảo trì hệ thống PCCC sau khi đã hoạt động, bao gồm việc kiểm tra định kỳ, thay thế các linh kiện hỏng hóc, và bảo trì tổng thể hệ thống.

Tùy thuộc vào quy mô và đặc điểm của công trình, chi phí thiết kế hệ thống PCCC có thể thay đổi đáng kể.

Các lưu ý khi thực hiện thiết kế lắp đặt hệ thống phòng chữa cháy

Khi thực hiện thiết kế và lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC), chủ đầu tư cần lưu ý các yếu tố sau để đảm bảo an toàn và hiệu quả:

  • Phát hiện đám cháy nhanh chóng, chính xác và sớm nhất.
  • Cảnh báo cho mọi người ở xung quanh khi hệ thống phát hiện có đám cháy xảy ra.
  • Lắp đặt thiết bị phòng cháy chữa cháy riêng biệt, độc lập để dễ dàng điều khiển khi có sự cố xảy ra.
  • Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng để hệ thống PCCC không bị tê liệt một phần hoặc toàn bộ trước khi phát hiện đám cháy.
  • Hệ thống PCCC tự động phải hoạt động tốt, an toàn và thực hiện các chức năng một cách trơn tru, hiệu quả mà không gặp bất kỳ sự cố nào.
  • Đảm bảo dù có sự cố thiết bị và nguồn điện cũng không gây ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ hệ thống phòng cháy chữa cháy.

Bằng cách tuân thủ các lưu ý trên, việc thiết kế và lắp đặt hệ thống PCCC sẽ đảm bảo an toàn cho công trình và con người, đồng thời đáp ứng các yêu cầu pháp lý và tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy.

Arteco luôn chú trọng đảm bảo yếu tố phòng cháy chữa cháy đối với các công trình của mình, nhằm mang đến sự an toàn và tin cậy tuyệt đối cho khách hàng. Chúng tôi tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và tiêu chuẩn PCCC quốc gia, đồng thời áp dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến để phòng ngừa và ứng phó với nguy cơ cháy nổ. Từ khâu thiết kế, thi công cho đến nghiệm thu, mỗi công trình của Arteco đều được kiểm tra kỹ lưỡng và trang bị đầy đủ các thiết bị PCCC hiện đại. Với cam kết đặt an toàn lên hàng đầu, Arteco luôn nỗ lực không ngừng để bảo vệ tài sản và công trình xây dựng của quý khách hàng.

Tổng kết

Trên đây là những chia sẻ của Arteco về câu hỏi hệ thống phòng cháy chữa cháy gồm những gì. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích để lựa chọn các hệ thống phòng cháy chữa cháy hiệu quả và thi công phù hợp nhất cho dự án của mình.

Nếu có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi tại Arteco để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhất!