Ở các nước có khí hậu nóng ẩm, chống thấm công trình luôn là một bước vô cùng quan trọng. Công tác này như một hàng rào bảo vệ công trình khỏi những tác động xấu từ môi trường. Nếu được thực hiện tốt, việc này sẽ đảm bảo thẩm mỹ và chất lượng công trình. Vậy làm thế nào để chống thấm dột cho công trình mới hiệu quả? Hãy cùng Arteco tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
VÌ SAO CẦN THI CÔNG CHỐNG THẤM CÔNG TRÌNH?
- Bảo vệ nét thẩm mỹ cho công trình. Công trình được chống thấm tốt, khi trời mưa nước mưa sẽ rất khó để ngấm vào tường và làm cho tường bị ẩm ướt, nấm mốc, phủ rêu,…
- Các vật liệu xây dựng khi hoàn thiện đều có những lỗ nhỏ li ti trên bề mặt. Những lỗ nhỏ này rất dễ bị ẩm ướt làm cho nước thấm vào tường làm cho tường dễ bị nứt. Vì vậy rất cần một lớp chống thấm.
- Giúp tiết kiệm chi phí xây dựng. So với việc một bức tường dễ bị thấm nước rồi nấm mốc, nứt vỡ,… Bạn sẽ phải sơn đi sơn lại để che đi vết nứt, ố. Chống thấm giúp công trình của bạn được bảo vệ dài lâu và không phải tốn tiến sửa chữa.
>>> XEM THÊM: Cách xử lý tường và trần nhà bị ẩm mốc
QUY TRÌNH THI CÔNG CHỐNG THẤM CÔNG TRÌNH
Kỹ thuật thi công chống thấm gồm: chống thấm sàn và chống thẩm cổ ống xuyên sàn.
QUY TRÌNH CHỐNG THẤM SÀN
– Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng
- Đục bỏ trạc bê tông trên bề mặt sàn, chân tường dư thừa cho trơ ra bề mặt bê tông kết cấu bằng các dụng cụ cầm tay: búa băm, búa đục, mũi đục nhọn…
- Mài sạch, phẳng bề mặt sàn
- Trộn vữa xi măng với dung dịch Sika Latex TH, trám các vị trí chân tường vừa đục, các vị trí bê tông lõm, khuyết trên bề mặt sàn
– Bước 2: Tiến hành chống thấm
Đây là đặc biệt quan trọng trong quy trình chống thấm công trình. Các công việc cụ thể gồm:
- Trộn bộ hóa chất chống thấm theo định mức ghi trên vỏ bao bì (1 bộ gồm 1 bao bột và 1 can dung dịch).
- Trộn đều đến khi hỗn hợp đạt độ sệt, bột tan hết.
- Gắn lưới chống thấm tại các vị trí chân tường.
- Dùng chổi quét dung dịch vừa trộn quét trám lên lưới, đảm bảo lưới gắn vào chân tường.
- Quét dung dịch lên tường khoảng 30cm so với bề mặt sàn.
- Sau khi quét xong chân tường, tiến hành quét bề mặt sàn. Yêu cầu: lớp sika chống thấm được quét đều, kín diện tích bề mặt sàn.
- Quét toàn bộ các vị trí chân tường và bề mặt sàn lần thứ hai.
– Bước 3: Ngâm nước, nghiệm thu, kiểm tra
- Tiến hành bơm nước lên kín bề mặt sàn vừa được quét chống thấm, kiểm tra (đảm bảo bề mặt chống thấm đã khô)
– Bước 4: Thi công lớp bảo vệ
- Sau khi ngâm nước kiểm tra, tiến hành láng bề mặt lớp chống thấm bằng vữa xi măng.
- Lưu ý trong quá trình thi công không được làm trầy, xước, thủng bề mặt lớp chống thấm, đảm bảo hiệu quả chống thấm.
QUY TRÌNH CHỐNG THẤM ỐNG CỔ XUYÊN SÀN
– Bước 1: Đục mở rộng sàn quanh cổ ống
- Đục mở rộng lớp bê tông quanh cổ ống.
– Bước 2: Đổ vữa xi măng tự chảy lớp 1 quanh cổ ống
- Trộn vữa xi măng tự chảy Sika Grout, đổ lớp 1 quanh cổ ống.
– Bước 3: Quấn thanh chương nở
- Quấn thanh chương nở quanh cổ ống.
- Lưu ý thanh chương nở ôm sát cổ ống.
– Bước 4: Đổ vữa xi măng tự chảy lớp 2
- Đổ vữa xi măng tự chảy Sika Grout lớp 2 kín phần bê tông đã đục bỏ.