Thi công tầng hầm cho các căn hộ nhà phố đã trở nên ngày càng phổ biến. Tầng hầm thường được sử dụng như một nhà kho để đổ hoặc làm nơi để xe cộ. Tuy nhiên, biện pháp thi công tầng hầm luôn là một bài toán thách thức các kĩ sư và kiến trúc sư. Vì tầng hầm nằm dưới lòng đất nên nó luôn đi đôi với thi công đào đất. Nếu vị trí thi ng nằm ở khu vực đông dân cư hoặc có thêm các tòa nhà khác thì sẽ khó khăn hơn nhiều lần. Vậy làm thế nào để xây dựng nhà phố có tầng hầm an toàn? Hãy cùng Arteco tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

1. QUI ĐỊNH VỀ THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG NHÀ PHỐ CÓ TẦNG HẦM

4 qui định cụ thể về tiêu chuẩn thiết kế và thi công nhà phố có tầng hầm. Các kiến trúc sư sẽ dựa vào đó để lên được những phương án phù hợp nhất tới gia chủ. Các qui định cơ bản bao gồm:

  • Phần nổi của tầng hầm tính đến sàn tầng trệt không được cao quá 1,2m so với độ cao của vỉa hè hiện hữu

  • Vị trí đường đi xuống hầm cách ranh lộ giới ít nhất 3m và có độ dốc không quá 15% – 20% so với mặt đường

  • Đối với thiết kế nhà phố có mặt tiền giáp với đường có lộ giới nhỏ hơn 6m, không thiết kế tầng hầm có lối lên xuống dành cho ô tô tiếp cận trực tiếp với đường

2. CÓ NÊN XÂY NHÀ CÓ TẦNG HẦM HAY KHÔNG?

Arteco - Có nên nhà phố có tầng hầm?
Arteco – Có nên nhà phố có tầng hầm?

2.1. NHÀ PHỐ CÓ TẦNG HẦM SẼ CÓ THÊM KHÔNG GIAN ĐỂ LƯU TRỮ ĐỒ ĐẠC, MÁY MÓC

Xây dựng tầm hầm là giải pháp giúp giảm chi phí xây nhà so với việc xây dựng nhà kho. Đồng thời, việc tận dụng tầng hầm còn giúp tiết kiệm được không gian trên mặt đất cho căn hộ. Dưới tầng hầm có thể chứa nhiều đồ đạc và các loại máy móc. Ví dụ như: Hệ thống điều hòa, máy nước nóng, aptomat, hệ thống điện,….

2.2. SỬ DỤNG TẦM HẦM NHƯ GARA ĐỂ XE

Với diện tích đất khiêm tốn như nhà phố, việc xây một tầng hầm sẽ giúp tiết kiệm chi phí gửi xe. Tầng hầm cũng giúp bảo vệ xe khỏi những tác động của thời tiết.

Đối với những căn nhà cho thuê, tầng hầm sẽ giúp chủ nhà cũng như người thuê giải quyết được bài toán để xe.

 

2.3. NÂNG CAO MẶT BẰNG CHUNG CỦA NGÔI NHÀ

Tầng hầm sẽ nâng cao mặt bằng chung của ngôi nhà. Nhờ đó giúp cho không gian bên trong nhà được thông thoáng và cao ráo hơn. Tầng hầm còn tăng khả năng chống ẩm cho tầng trệt cho căn hộ của gia chủ.

 

2.4. VỀ CHI PHÍ XÂY DỰNG

Việc thi công xây dựng nhà có tầng hầm tuy có chi phí cao. Nhưng so sánh việc xây tầng hầm với xây thêm tầng thì lại có chi phí thấp hơn. Do đó, nhiều gia đình vẫn lựa chọn nhà có tầng hầm để có thêm không gian sử dụng và tiết kiệm chi phí.

3. NHỮNG LƯU Ý KHI THIẾT KẾ THI CÔNG NHÀ PHỐ CÓ TẦNG HẦM

3.1. XEM XÉT ĐỊA THẾ KHI XÂY DỰNG NHÀ PHỐ CÓ TẦNG HẦM NỔI

  • Việc thiết kế và thi công tầng hầm cho các căn hộ ở Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết, khí hậu.

  • Những nơi có vị trí không đẹp, thường xuyên bị ngập nước thì nên lựa chọn kiểu thiết kế bán hầm. Kiểu thiết kế nửa nổi nửa chìm này sẽ tạo cảm giác thông thoáng, giải quyết được yếu tố kĩ thuật.Tránh được sự tình trạng ẩm thấp thường thấy ở khí hậu Việt Nam.

 

3.2. QUI MÔ, DIỆN TÍCH CỦA TẦNG HẦM NHÀ PHỐ

Thiết kế tầng hầm phải tương ứng với qui mô của cấu trúc của căn nhà đảm bảo sự tương ứng, phù hợp với nhu cầu tạo sự cân bằng, đối xứng với căn nhà.

Chi phí xây dựng nhà phố có tầng hầm (chưa bao gồm chi phí gia cố khi đào đất) thường tốn kém hơn rất nhiều so với phương án không có tầng hầm. Sau đây là gợi ý cách tính diện tích xây dựng tầng hầm.

  • Độ sâu: <=1,2m: So với cote vỉa hè được tính bằng [150%] diện tích sàn nhân đơn giá xây dựng phần thô

  • Độ sâu: 1,2m đến 1,8m: So với cote vỉa hè được tính bằng [170%] diện tích sàn nhân đơn giá xây dựng phần thô

  • Độ sâu: 1,8m đến 2,5m: So với cote vỉa hè được tính bằng [200%] diện tích sàn nhân đơn giá xây dựng phần thô

  • Độ sâu: >2,5m: So với cote vỉa hè được tính bằng [300%] diện tích sàn nhân đơn giá xây dựng phần thô

3.3. ĐỘ DỐC CỦA TẦNG HẦM

  • Theo tiêu chuẩn trong việc thiết kế tầng hầm thì đường dốc của gara xuống hầm không quá 15 %-20% so với chiều sâu của hầm

  • Chiều cao tính từ mép cửa tầng hầm vuông góc mặt đường dọc phải đảm bảo cho phương tiện giao thông có tầm nhìn. Tránh trường hợp ô tô gầm thấp dễ bị chạm gầm khi xe lên xuống hầm

 

3.4. TÍNH THẨM MĨ VÀ CÔNG NĂNG CỦA TẦNG HẦNG

Thiết kế nhà phố có tầng hầm cần quan tâm đến việc bố trí, sắp xếp phân chia khu vực sao cho hợp lí. Đặc biệt là đối với những tầng hầm sử dụng nhiều mục đích khác nhau.

3.5. HỆ THỐNG ÁNH SÁNG TRONG THI CÔNG NHÀ PHỐ CÓ TẦNG HẦM

Tầng hầm là nơi có ít ánh sáng tự nhiên vì thế cần hệ thống đèn điện chiếu sáng hợp lí. Có thể sử dụng đèn neon hoặc compact để đủ ánh sáng và tiết kiệm điện. Ngoài ra, nên bố trí thêm quạt thông gió để khử bụi khói xe, mùi xăng dầu ra bên ngoài

3.6. HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC TRONG THI CÔNG NHÀ PHỐ CÓ TẦNG HẦM

Bố trí hệ thống thoát nước ở lối vào tránh tình trạng nước chảy từ ngoài vào gây ngập nước. Ngoài ra có thể sử dụng máy bơm hút nước từ trong ra ngoài. Cách làm này sẽ khắc phục được tình trạng ngập ứ nước bên trong vào những mùa mưa

3.7. YẾU TỐ PHONG THỦY TRONG THIẾT KẾ THI CÔNG NHÀ PHỐ CÓ TẦNG HẦM

Yếu tố phong thủy cũng là yếu tố quan trọng đáng lưu ý trong nhà phố có tầng hầm. Theo phong thủy thì nên sử dụng những kiểu bán hầm. Bán hầm sẽ tạo nên lớp đệm cách âm tốt hơn. Nó còn giúp nâng cao chất lượng trường khí của không gian bên trong như phòng khách, nhà ăn, nhà bếp mà không bị kìm hãm sinh khí.

Trên đây là một số lưu ý về thiết kế và thi công nhà phố có tầng hầm để bạn tham khảo. Mong rằng đó là những kiến thức bổ ích để bạn có thể hoàn thiện ngôi nhà của mình hoàn hảo nhé!

>> Xem thêm những dịch vụ nổi bật của Arteco tại đây

Còn nếu có những thắc mắc gì thì đừng ngần ngại mà liên hệ với Arteco theo số hotline: 0899 984 988 – 1900277287 (24/7) hoặc qua fanpage Facebook: Artéco – Chuyên gia Xây dựng đến từ nước Pháp