Hợp đồng xây dựng là một hợp đồng dân sự giữa bên chủ đầu tư và nhà thầu thi công. Nếu như không tìm hiểu kĩ sẽ dễ rất đến các rủi ro liên quan đến vấn đề pháp lí. Vậy trước khi kí kết loại hợp đồng này chúng ta cần lưu ý những điểm gì? Cách hạn chế các rủi ro. Hãy cùng Arteco tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
1. HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG LÀ GÌ?
Hợp đồng xây dựng là loại văn bản hết sức phức tạp thiên về lĩnh vực xây dựng. Đây là lĩnh vực rất khó để có thể am hiểu tường tận nên rất dễ xảy ra các vấn đề phát sinh. Vì vậy đòi hỏi những người tư vấn, thẩm định, soạn thảo phải nắm rõ kiến thức đặc thù trong xây dựng. Khi thực hiện loại hợp đồng này, bạn cần xem xét những lưu ý dưới đây để quá trình thi công của mình diễn ra suôn sẻ.
2. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI KÍ KẾT HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
2.1. NỘI DUNG HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
Xác định phạm vi công việc theo hợp đồng để hai bên thực thi theo đúng điều lệ. Trước khi kí kết, hai bên phải bàn luận, soạn thảo ra nội dung cụ thể trong hợp đồng. Việc này cốt để tránh những rủi ro xảy ra trong quá trình thi công.
2.2. NGHIỆM THU CÔNG TRÌNH
Để tránh tranh chấp và đảm bảo việc nghiệm thu trong hợp đồng được rõ ràng thì cần thực hiện các tiêu chí sau:
- Chất lượng và tiêu chuẩn công trình, các hạng mục hoặc sản phẩm đã được hoàn thành
- Người chịu trách nhiệm nghiệm thu, các bên phải kí xác nhận vào biên bản nghiệm thu. Công việc nghiệm thu được xem là hoàn tất khi chủ đầu tư, nhà thầu, bên tư vấn,.. xác nhận nghiệm thu. Cần chắc chắn không có ý kiến khắc phục, sửa chữa với hạng mục, công việc nào.
2.3. THỜI HẠN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG VIỆC
Trong hợp đồng xây dựng phải quy định rõ các điều khoản về thời gian thi công. Nhờ đó đảm bảo công trình được hoàn thiện trong thời hạn đã đặt ra. Tránh việc gián đoạn và bỏ dở công trình. Đồng thời, lưu ý đến nghĩa vụ và thời hạn của các nhà thầu thi công, tránh kéo dài thời gian. Một số nội dung về thời hạn gồm:
- Thời hạn hoàn thành công việc
- Lưu ý đối với các thông báo yêu cầu của các bên
2.4. BẢO LÃNH, THANH TOÁN
Nghĩa vụ bảo lãnh của nhà thầu để đảm bảo cho việc thanh toán và bảo hành công trình. Việc bảo lãnh này nên thiết lập liên quan mật thiết đến các điều khoản sau:
- Điều khoản thanh toán
- Điều khoản thực hiện công việc
- Điều khoản bảo hành công trình, công việc.
3. KINH NGHIỆM TRƯỚC KHI KÍ KẾT HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
- Sau khi chủ đầu tư và nhà thầu đồng ý về giá cả và cách thức thi công. Hai bên sẽ kí hợp đồng xây dựng để triển khai thi công. Giá trị hợp đồng có thể tăng giảm tùy theo diện tích hay khối lượng thi công phát sinh. Đơn giá không đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng
- Bên thi công phải ghi rõ các mục sau: tiến độ thi công toàn bộ, từng giai đoạn, hình thức phạt khi vi phạm tiến độ.
- Chủ đầu tư phải ứng trước 20% giá trị hợp đồng cho công tác chuẩn bị vật tư và thiết kế. Lưu ý, giá trị hợp đồng không thay đổi đến khi quá trình thi công hoàn thiện.
- Chủ đầu tư cần xem xét kĩ máy móc thiết bị, cốp pha giàn giáo được ghi trong hợp đồng.
- Làm rõ về công tác nhân sự với bên thi công như: cán bộ kĩ thuật, công nhân…
- Hai bên không được sửa đổi nội dung có trong bản hợp đồng. Cần đọc kĩ nội dung trước khi quyết định kí kết.
- Chủ đầu tư cần làm rõ các chi phí phụ như: điện nước, mặt bằng vỉa hè, xin cấp xây dựng, chi phí cho công nhân…
- Bản vẽ thiết kế và bản vẽ xin phép phải được chủ đầu tư và bên thi công duyệt trước khi kí hợp đồng.
- Nhà thầu chịu trách nhiệm mua bảo hiểm lao động, chủ đầu tư mua bảo hiểm công trình (nếu có).
4. KẾT LUẬN
Kí kết hợp đồng xây dựng là việc cần làm trong tiến trình thi công. Bản hợp đồng sẽ giúp hai bên thoải hiệp những vấn đề trong quá trình thực hiện. Vì vậy cần phải có kiến thức và tìm hiểu sâu để tránh những rủi ro, bất trắc khi kí kết hợp đồng.