Một trong những việc phải luôn song hành với bố trí không gian khi đặt móng nhà đó là xây bể phốt. Phải tính toán việc thiết kế bể phốt gia đình sao cho hợp lí nhất, đúng chuẩn nhất. Nhưng thực tế nhiều người lại không thể biết làm thế nào để thể xây bể phốt gia đình đạt chuẩn? Có những tiêu chí nào để có thể biết bể phốt gia đình đạt chuẩn? Hãy cùng Arteco theo dõi trong bài viết sau nhé!

Xây bể phốt gia đình đúng tiêu chuẩn quan trọng như thế nào?

Bể phốt hay còn có tên là bể tự hoại – một phần trong hệ thống tự hoại. Theo đó, vai trò dễ thấy nhất của hạng mục này chính là xử lý chất thải, ngăn chặn cũng như hạn chế các vấn đề về ô nhiễm không khí, nguồn nước, đảm bảo môi trường sống tốt nhất.

Bên cạnh đó, việc thiết kế và xây bể phốt đúng kỹ thuật còn giúp tổng thể công trình nhà ở đạt được công năng tối đa. Bởi lẽ, đây cũng là hạng mục có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống nguồn nước, hệ thống thống điện,…

Ngược lại, nếu không xây bể phốt đúng cách, gia chủ sẽ tốn nhiều chi phí và thời gian để xử lý những vấn đề phát sinh. Thậm chí, nó còn gây ra một số nguy cơ về sức khỏe cho cả gia đình.

Tóm lại, việc xây bể phốt đúng tiêu chuẩn là vô cùng quan trọng. Do đó, mọi gia chủ cần thực sự lưu ý để lên kế hoạch thiết kế, thi công hạng mục này được tối ưu nhất!

Và nếu bạn chưa rõ các tiêu chí của một bể phốt đúng kỹ thuật, hãy tìm hiểu về bộ tiêu chuẩn Việt Nam – TCVN 10334:2014 nhé!

Điểm danh các loại bể phốt phổ biến và đáng tham khảo

Dưới đây là các loại bể phốt phổ biến mà Arteco khuyến nghị bạn đọc nên tham khảo, lựa chọn.

cac-loai-be-phot-pho-bien
Điểm danh các loại bể phốt phổ biến và đáng tham khảo

Bể phốt bằng nhựa Composite

Bể phốt tự hoại bằng nhựa composite đúc sẵn với kích thước từng ngăn chuẩn kĩ thuật. Khi mua về bạn chỉ cần gắn ống nối từ hệ thống đường thải từ nhà vệ sinh xuống.

Ưu điểm:

  • Tiện sử dụng, dễ mua bởi có nhiều đơn vị cung cấp, dễ lựa chọn theo nhu cầu
  • Thiết kế đã được tính toán, sai lệch thấp, vì vậy rủi ro trong quá trình sử dùng thấp
  • Tuổi thọ sản phẩm cao

Nhược điểm:

  • Thi công cần cẩn trọng kẻo bị móp méo khi chôn đất
  • Các kích thước là cố định nên chỉ phù hợp với 1 số công trình, việc cơi nới lại khi có phát sinh là không thể

Bể phốt bê tông

Bể phốt bê tông đúc sẵn hình tròn hoặc hình chữ nhật cũng tương tự như bể nhựa composite. Chất liệu bê tông được làm sẵn ở nhà máy, khi thi công chủ đầu tư chỉ cần đào hố đặt, có các kích thước phù hợp dễ lựa chọn.

Bể phốt tự thấm

Bể phốt tự thấm, bể phốt tự xây bằng gạch hoặc bê tông: chìm phía dưới công trình. Nước đã phân hủy sạch chất bẩn sẽ đi ra ngoài qua thành bể. Hoặc có ống dẫn từ ngăn bể tràn để dẫn nước ra ngoài môi trường. Loại bể này chứa nhiều ưu điểm:
  • Thi công linh hoạt phù hợp với số lượng người trong gia đình
  • Bền vững khi đặt âm dưới đất, không oxi hóa, không rỉ sét, chi phí thấp, tuổi thọ cao
  • Linh hoạt trong việc lắp đặt đường ống

Bên cạnh đó, nếu xét về mặt thiết kế, chúng ta cũng có thể nhắc đến 02 loại bể phốt phổ biến là bể phốt 2 ngăn và bể phốt 3 ngăn.

Quy trình xây bể phốt gia đình gồm những bước cơ bản nào?

Do mỗi dự án sẽ có yêu cầu riêng nên Arteco xin chia sẻ quy trình mang tính cơ bản với những bước sau:

  • Nghiên cứu, đánh giá và lên phương án thiết kế trước khi thi công.
  • Chuẩn bị vật liệu xây bể phốt.
  • Tiến hành đánh giá địa chất, đào hố bể phốt và thi công phần nền, thực hiện gia cố nếu cần.
  • Thực hiện thi công (xây dựng phần tưởng hoặc lắp đặt).
  • Đổ nắp đậy bể và lắp đặt hệ thống nước.
  • Kiểm tra, san lấp mặt bằng và hoàn thiện.

Xây bể phốt đúng tiêu chuẩn cần lưu ý gì?

Kích thước xây bể phốt gia đình như thế nào là hợp lý?

Kích thước bể phốt sẽ khác nhau thùy theo hộ gia đình. Ngoài ra việc thiết kế cần dựa theo dự tính sử dụng, tiêu chuẩn trong xây dựng và tiêu chuẩn chung của quốc gia – bộ tiêu chuẩn Việt Nam – TCVN 10334:2014.
Thiết kế bể phốt cần đảm bảo từ 50 đến 70% cặn lơ lửng và 25 đến 45% chất hữu cơ. Tỉ lệ này nhằm tiêu diệt vi khuẩn mang mầm bệnh trong thời gian lưu bùn.
Để tính được kích thước bể phốt thì  cần tính lượng nước thải hàng ngày thông qua số lượng người trong gia đình. Nếu như lượng xả thải có thể tích hơn 10m³/ngàydưới 20m³/ngày hãy xây loại bể 3 ngăn:
  • Chiều sâu của lớp nước trong bể tính từ đáy đến mặt nước không thấp hơn 1,2m
  • Chiều rộng hoặc đường kính bể thấp nhất là 0,7m
  • Tỉ lệ chiều rộng và chiều dài là 1:3 nếu như bể hình chữ nhật
  • Đáy bể cần thiết kế thi công bằng tấm bê tông cốt thép, dày tối thiểu 150mm
  • Căn hộ có khoảng 4 người thì bể có khối thể tích thực khoảng 2,8m khối
  • Căn hộ từ 4 đến 6 người chọn bể thể thích khoảng 4,8 khối
  • Gia đình có 8 người thì nên sử dụng bể phốt có thiết kế khoảng 4.5m³ trở lên
  • Căn hộ khoảng 3 hộ gia đình nhỏ thì sức chứ bể phốt nên lớn hơn 5.7m³
  • Với các căn hộ nhiều hơn 3 hộ gia đình thì sức chứa bể phốt khoảng 7.7m³
Lưu ý: Khoảng 5 năm bạn nên hút cặn bể phốt 1 lần để tránh tắc nghẽn.

Bể phốt nên đặt ở đâu khi xây nhà

Ở đây, chúng ta nên xem xét trên 03 khía cạnh để đưa ra lựa chọn tối ưu nhất:

  • Về mặt địa chất: Ưu tiên xây dựng bể phốt tại các vị trí các nền đất vững chắc, đảm bảo tính ổn định, tránh gây sụt lún. Trường hợp bất khả kháng, chúng ta cần thực hiện các biện pháp xử lý trước khi thi công, nhất là gia công nền.
  • Về vị trí trong thiết kế tổng quan của ngôi nhà: Cần đảm bảo tối ưu công năng và giá trị sử dụng thực tiễn của tất cả các hạng mục liên quan. Nghĩa là, việc xây bể phốt đúng kỹ thuật nhất cũng phải đảm bảo hệ thống nguồn nước, hệ thống điện cũng có thể vận hành trơn tru.
  • Về mặt phong thủy: Bể phốt nên được xây tách biệt với các khu vực sinh hoạt như nhà bếp, phòng ăn, phòng ngủ. Đây không chỉ là vấn đề trải nghiệm mà còn có thể tác động đến tài vận, may mắn của gia chủ.

Những lưu ý khác khi xây bể phốt gia đình

Để xây bể phốt đúng tiêu chuẩn, chúng ta cũng cần lưu ý thêm những yếu tố sau:

  • Thành bể cần xây bằng gạch đặc mác 75, gạch nung già hoặc bê tông tấm
  • Vữa xi măng cát vàng mác 75, mạch vữa to, miết kĩ dày đều
  • Đặt ống thông khí giữa các ngăn trong bể, ống thoát khí chung sẽ đặt thông với khí trời. Cần đặt lỗ thông đi trên mái nhà, đầu ống ra cần quay ngang hoặc hướng xuống hình chữ U để tránh mưa và dị vật rơi vào
  • Khi xây xong dùng đất lấp theo từng lớp mỏng, không dầm nền quá chặt có thể làm nứt bể. Nên lấp đất từng lớp rồi tưới nước, và thêm lớp đất tiếp theo, phía trong bể phốt đổ đầy nước.
  • Dọn vệ sinh sạch sẽ khi đậy nắp bể phốt.
  • Cần có bản vẽ thiết kế, tính toán kỹ lưỡng các phần đặt đường ống dẫn chất thải đầu vào, ống dẫn qua các ô bể, ống dẫn nước thải đầu ra chuẩn kỹ thuật. Điều này quyết định toàn bộ quá trình thi công và khả năng sử dụng sau này

Tổng kết

Trên đây là bài viết “Xây bể phốt đúng tiêu chuẩn cần lưu ý gì?”. Mong rằng, thông qua những chia sẻ của Arteco, bạn đọc đã tích lũy thêm nhiều kiến thức hữu ích và biết cách xây bể phốt đúng kỹ thuật.

Nếu có thắc mắc liên quan hoặc cần tư vấn thêm về các vấn đề xoay quanh xây dựng, xây nhà trọn gói, hãy liên hệ tới Arteco để được hỗ trợ nhé!