Kiến trúc Pháp có sức hấp dẫn đặc biệt. Đó là vẻ đẹp hài hòa, từ ngoại thất, nội thất đến các chi tiết trang trí nhỏ nhất. Do vậy, rất nhiều gia chủ có mong muốn áp dụng phong cách kiến trúc này vào ngôi nhà của mình. Tuy nhiên, các đặc trưng và nguyên tắc thiết kế nhà kiến trúc kiểu Pháp là gì? Đâu là mẫu thiết kế đẹp và độc đáo dành cho 2024? Tất cả sẽ được chia sẻ qua bài viết dưới đây của Arteco.

Đặc trưng thiết kế của kiến trúc Pháp

Hội tụ màu sắc của La Mã và Hy Lạp, phong cách kiến trúc nhà Pháp được xem là một trong những cái nôi của kiến trúc thế giới, trở thành biểu tượng toàn châu Âu.

Đặc biệt, với nét riêng về lịch sử, nước Pháp có cơ hội “truyền bá” phong cách kiến trúc độc đáo của mình ra toàn thế giới từ rất sớm. Việt Nam là một ví dụ tiêu biểu với hàng loạt công trình đã quá nổi tiếng như cầu Long Biên, Nhà hát lớn tại Hà Nội hay chợ Bến Thành, nhà thờ Đức Bà tại Sài Gòn,…

Và bạn có nhận thấy rằng, tất cả những công trình ấy đều mang một số đặc trưng mang tính đại diện cho phong cách kiến trúc Pháp ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Đó là: 

Cột trụ chắc chắn, hoa văn tinh xảo

Đặc trưng đầu tiên của kiến trúc kiểu Pháp chính là thức cột Ionic. Bên cạnh sự chắc chắn, vẻ bề thề với kết cấu chịu lực cao, loại cột này còn sở hữu những điểm riêng như thức cột được đặt trên phần đế; có bệ đỡ cột (stylobate) nằm giữa thân và đế cột. 

Đông thời, đầu cột Ionic bao gồm 02 vòng cuốn hình xoắn ốc được gắn trên đầu cột và tô điểm bằng gờ chỉ. Đầu cột cũng được trang trí tuyệt đẹp với nhiều họa tiết khắc chìm vô cùng tinh xảo.

dac-trung-thiet-ke-kien-truc-kieu-phap-cot-tru-chac-chan
Đặc trưng thiết kế kiến trúc Pháp: Cột trụ chắc chắn, hoa văn tinh xảo

Ngoại thất cầu kỳ

Đối với các nhiều mẫu nhà cơ bản tại Việt Nam, ngoại thất thường được tối giản hóa nhằm tiết kiệm chi phí hoặc bởi diện tích xây dựng hạn chế. Tuy nhiên, với kiến trúc kiểu Pháp, không gian bao trùm bên ngoài của công trình luôn toát lên những sự tinh tế. 

Từ mặt tiền đến các hạng mục khác, tất cả đều được thiết kế cầu kỳ với hàng loạt họa tiết ấn tượng và phủ lên màu sơn trắng sáng chủ đạo, tạo thành bức tranh kiến trúc có 1-0-2. Song, nó vẫn đảm bảo sự gọn gàng, tối ưu về mặt diện tích. 

Nội thất sang trọng, tinh tế

Với đặc điểm ngoại thất như trên, không khó hiểu khi không gian nội thất của các công trình mang phong cách kiến trúc Pháp luôn toát lên sự tinh tế và sang trọng. 

Nó không đơn thuần chỉ là câu chuyện chất vật liệu cao cấp như gỗ, da, nỉ,… mà còn là sự hài hòa đến khó tả giữa ánh sáng, màu sắc, bố cục và họa tiết. Trong đó, ấn tượng nhất chính là những đèn trần lộng lẫy hay bức tranh sống động ở trung tâm. 

Vòm mái được trau chuốt tỉ mỉ

Dễ thấy rằng, phần mái của kiến trúc nhà Pháp thường có dạng vòm với chóp nhọn cao và họa tiết chạm khắc tỉ mỉ. Điều này vừa giúp tạo điểm nhấn từ bên ngoài, vừa gợi cảm giác mở rộng diện tích bên trong công trình. Đồng thời, kết hợp với đặc trưng hệ thống cửa sổ sẽ góp phần điều hòa nhiệt độ tốt hơn cho khoảng không gian đệm giữa trần và mái.

mai-vom-trau-chuot-trong-kien-truc-phap
Vòm mái được trau chuốt tỉ mỉ trong kiến trúc Pháp

Thiết kế nhiều cửa sổ với 2 lớp cấu tạo

Như đã nhắc tới ở trên, kiến trúc kiểu Pháp ưu tiên thiết kế nhiều cửa sổ được cách điệu và bố trí xung quanh công trình. 

Đặc biệt, mỗi cửa sổ thường có 2 lớp: bên trong là kính, bên ngoài là chớp. Nếu như kính giúp cách nhiệt và duy trì ánh sáng thì chớp hỗ trợ trao đổi khí dễ dàng hơn. 

Hệ thống tường dày và cao

Hệ thống tường của kiến trúc Pháp được đánh giá là dày và cao, đảm bảo sự chắc chắn, an toàn. Song, chúng không đơn điệu và khô khan nhờ được trang trí nhiều họa tiết đẹp hoặc sở hữu kiểu dáng độc đáo.

Nguyên tắc xây dựng công trình kiến trúc Pháp

Với những đặc trưng thiết kế như trên, chắc chắn quá trình xây dựng các công trình theo phong cách kiến trúc Pháp ở Việt Nam hay trên thế giới cần tuân thủ những nguyên tắc riêng. Và dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản:

  • Tạo hình là các khối vuông vức, đồ sộ: Nhìn vào tổng thể, các căn biệt thự hay ngôi nhà kiến trúc kiểu Pháp sẽ gợi cảm giác về một khối hộp vuông vức, khiến người xem cảm thấy sự nguy nga, tráng lệ. Song, thay vì thô cứng, chúng vẫn đảm bảo nét mượt mà với đường cong mềm mại từ mái vòng hay họa tiết trang trí.
  • Tính đối xứng và cân bằng: Dù ở hạng mục nào, chúng ta cũng nhận thấy sự cân bằng và đối xứng trong thiết kế. Đây là một nguyên tắc không thể bỏ qua.
nguyen-tac-xay-dung-cong-trinh-kien-truc-phap
Nguyên tắc xây dựng công trình kiến trúc Pháp
  • Thức cột Ionic: Nhắc đến kiến trúc nhà Pháp, ta cần nhớ ngay thức cột Ionic, đặc biệt là tỷ lệ thiết kế thức cột trong bố cục nhằm tạo nên nét đẹp tổng thể của công trình.  
  • Nội thất tinh tế, sang trọng: Tất nhiên, điều này còn phụ thuộc vào ngân sách từng dự án. Song, cũng thật khó tìm thấy công trình nào mang phong cách Pháp mà nội thất quá đơn điệu!

Điểm danh các phong cách kiến trúc Pháp tại Việt Nam

Trong chiều dài lịch sử, cái hay của kiến trúc Pháp có cơ hội được du nhập tại Việt Nam. Tới nay, dấu ấn đó vẫn được lưu giữ qua nhiều công trình với phong cách thiết kế riêng. Cụ thể:

  • Phong cách tiền thực dân: nổi bật với mặt bằng hình chữ nhật; tường có họa tiết không quá cầu kỳ; hành lang được bố trí ngay phía mặt tiền, tạo thành hình cong bán cầu và có khóa vòm.

Ví dụ: Bảo tàng Lịch sử Quân sự, Tòa thị chính, một số dãy nhà điều trị trong bệnh viện Hữu Nghị.

  • Phong cách kiến trúc tân cổ điển: các công trình biệt thự hay nhà kiến trúc kiểu Pháp tân cổ điển thường phục vụ mục đích dân dụng; có sự kết hợp giữa nét cổ điển của Hy Lạp, La Mã cổ điển với sự  hiện đại và uy nghiêm.

Ví dụ: Nhà hát Lớn Hà Nội (1901), Phủ Toàn quyền (1902), Tòa án Chính phủ,…

nha-hat-lon-ha-noi-mang-phong-cach-kien-truc-phap
Nhà hát Lớn Hà Nội với phong cách kiến trúc Pháp
  • Phong cách Pháp – Hoa: với phong cách này, vườn trước thường được thiết kế rộng và bố trí thêm non bộ; các mái dốc chủ yếu lợp bằng ngói ống, ngói tráng men với 4 góc uốn cong; họa tiết trang trí kèm theo mang đậm chất Trung Hoa.

Ví dụ: Dinh Tổng đốc Hoàng Trọng (Hoàng Diệu), nhà hàng Thủy Tạ, dinh thự (số 26 Phan Bội Châu),…

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm về phong cách kiến trúc địa phương Pháp, phong cách kiến trúc Art Deco hay phong cách kiến trúc Neo – Gothic,… Tất cả đều mang hơi hướng đậm nét của kiến trúc Pháp nói chung.

Hiện nay, Arteco là một trong những đơn vị uy tín hàng đầu về thiết kế, thi công các dự án nhà ở, biệt thự mang đậm phong cách kiến trúc Pháp. Với quy trình làm việc được chuẩn hóa theo định hướng “Dịch vụ xây dựng 5 sao”, đơn vị không chỉ giúp gia chủ lựa chọn được mẫu thiết kế ưng ý và tối ưu kế hoạch thi công mà còn cam kết rõ ràng về tiến độ, chất lượng công trình. 

Do đó, hãy liên hệ tới Arteco để được tư vấn, hỗ trợ và hiện thực hóa mong muốn xây dựng ngôi nhà mang đậm phong cách Pháp!

Hotline (24/7): 0899 984 988 – 1900277287

Fanpage: Artéco – Chuyên gia Xây dựng đến từ nước Pháp

Chiêm ngưỡng một số mẫu nhà ở, biệt thự mang đậm kiến trúc kiểu Pháp

Trong phần này, chúng ta hãy cùng chiêm ngưỡng một số mẫu biệt thự và kiến trúc nhà Pháp tuyệt đẹp, rất hợp với xu hướng năm 2024 nhé!

mau-nha-o-biet-thu-phong-cach-phap-arteco-01
Mẫu nhà ở, biệt thự theo phong cách Pháp – Arteco 01

 

mau-nha-o-biet-thu-phong-cach-phap-arteco-02
Mẫu nhà ở, biệt thự theo phong cách kiến trúc kiểu Pháp – Arteco 02

 

mau-nha-o-biet-thu-phong-cach-phap-arteco-03
Mẫu nhà ở, biệt thự theo phong cách Pháp – Arteco 03

Tổng kết

Trên đây là bài viết “Kiến trúc kiểu Pháp trong thiết kế, xây dựng nhà tại Việt Nam 2024”. Hy vọng rằng, bài viết đã mang đến nhiều thông tin hữu ích, giúp gia chủ lựa chọn được mẫu nhà ở, biệt thự mang phong cách Pháp phù hợp nhất.

Nếu có câu hỏi liên quan hoặc cần tư vấn thêm, bạn đọc hãy liên hệ ngay cho Arteco để được hỗ trợ nhé!

Hotline (24/7): 0899 984 988 – 1900277287

Fanpage: Artéco – Chuyên gia Xây dựng đến từ nước Pháp